image banner
Bài tuyên truyền tiếp tục tổ chức thực hiện Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ có ý nghĩa thiết thực, hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới.

      Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, thời gian tới Bộ Công an tập trung tham mưu, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội các cấp tập trung tham mưu phục vụ cấp ủy, chính quyền tổ chức thực hiện tốt một số công tác trọng tâm sau:

      1. Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác đảm bảo an ninh, trật tự; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trọng tâm là: Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ “về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28 ngày 19/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an “về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo”; Chỉ thị số 03/CT-BCA-V28 ngày 03/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an “về tăng cường công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; các chiến lược, chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng, chống mua bán người, phòng chống thiên tai, dịch bệnh... các văn bản chỉ đạo của Bộ Công an về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

      2. Đẩy mạnh và đổi mới nội dung, hình thức công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và của Nhân dân trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn để mọi tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia đấu tranh tố giác tội phạm; chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm hình sự, các hành vi vi phạm pháp luật; đặc biệt là tuyên truyền cho học sinh, sinh viên, công nhân, người lao động nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về quyền và nghĩa vụ của công dân trên lĩnh vực an ninh, trật tự, không để bị lợi dụng, kích động, lôi kéo vào các hành vi vi phạm pháp luật.

3. Đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tập trung nâng cao chất lượng phong trào ở các địa bàn trọng điểm, chiến lược, phức tạp về an ninh, trật tự như tuyến biên giới, vùng dân tộc ít người, vùng đồng bào theo tôn giáo. Đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, chú trọng tại các khu công nghiệp tập trung, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có hiệu quả; xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường an toàn về an ninh, trật tự; tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; kịp thời phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, giáo dục, giúp đỡ, cảm hoá người vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng; phòng, chống cháy, nổ; đảm bảo trật tự công cộng, trật tự, an toàn giao thông.

      4. Quan tâm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, phát huy vai trò của bí thư chi bộ, trưởng các đoàn thể, trưởng thôn, trưởng xóm, người có uy tín trong cộng đồng. Lựa chọn những người có năng lực phẩm chất tốt để bổ sung cho đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là lực lượng bán chuyên trách, lực lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Quan tâm bồi dưỡng chính trị, pháp luật để đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là lực lượng bán chuyên trách có đủ năng lực để tổ chức thực hiện phong trào.

      5. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa lực lượng Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tập trung thực hiện tốt các nghị quyết, chương trình, quy chế, kế hoạch liên tịch, liên ngành đã ký kết về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; tham mưu với cấp ủy, chính quyền cùng cấp chỉ đạo về chủ trương, nội dung, hình thức, thời gian tiến hành và hướng dẫn việc triển khai thực hiện “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị, địa phương.

      6. Chú trọng cổ vũ, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tổ chức các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa thăm hỏi động viên, quan tâm chế độ, chính sách đối với gia đình cán bộ làm công tác xây dựng phong trào, lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và quần chúng hy sinh, bị thương trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự.

      7. Tăng cường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (xây dựng các Website, fanpage trên các nền tảng mạng xã hội, các phần mềm, ứng dụng...) vào công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc như tuyên truyền, vận động người dân, tố giác tội phạm, xây dựng các mô hình đảm bảo an ninh, trật tự... bên cạnh đó phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác phong trào không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn có kiến thức am hiểu về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới./.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1